top of page

Bạn có muốn cùng chúng tôi tìm hiểu một số sự thật thú vị không?

Trước khi tìm hiểu điều gì đó, bạn cần xác định rõ rằng: Tất cả những gì chúng ta nghĩ là ĐÚNG từ trước tới giờ cũng có thể là SAI.

Mấy trăm năm trước mọi người vẫn nghĩ là trái đất phẳng...Mấy chục năm trước mọi người vẫn nghĩ bị bệnh là do nguyên nhân khác chứ không phải do vi khuẩn...

Chúng ta bắt đầu nhé?

Giả sử tôi đưa bạn về quê chơi trên một chiếc xe Mercedes CLA coupe đời mới. Bạn trầm trồ "Xe đẹp thế. Đây là hàng lắp ráp trong nước hay hàng nhập nguyên chiếc đấy?". Và tôi trả lời bạn rằng: "Chẳng lắp ráp, cũng chẳng phải nhập. Tự dưng sáng ngủ dậy tôi thấy có cái xe này trước cửa nhà rồi". Chắc chắn bạn nghĩ rằng tôi nói đùa, đúng không?

Không có một thứ gì "tự dưng xuất hiện" cả. Một chiếc xe không thể "tự dưng có" thì cả một trái đất nằm trong một vũ trụ bao la cũng không thể "tự dưng mà có". Để có tạo vật thì nhất định phải có một Đấng Tạo Hoá 
Mercedes

Một ngày tôi mời bạn đến nhà chơi và đãi bạn món nem rán rất ngon. Ăn xong bạn hỏi tôi: "Làm cách nào mà chế biến ra món nem ngon thế?" Tôi trả lời bạn là: "Tôi chẳng phải chế biến gì cả. Cứ để tất cả các loại nguyên liệu lên bàn và trộn lên, thế là nó thành món nem rán". Chắc chắn bạn nghĩ tôi nói đùa, đúng không?

Một đống thịt, rau, hành, mỡ, muối...không thể tự dưng "trộn" với nhau để thành món nem rán được, cho dù có bao nhiêu thời gian đi nữa. Cũng như vậy, sự sống xuất hiện trên trái đất đòi hỏi có một Đấng Tạo Hoá, không thể có chuyện các phân tử vô cơ trong nước tự dưng "kết hợp ngẫu nhiên" để thành sự sống theo như thuyết tiến hoá của Đác Uyn được. 
Nem rán

Tổng hợp các bài viết nghiên cứu về Thuyết Tiến Hoá và di truyền học 

Bàn luận về sự sai lầm của Thuyết Tiến Hoá là một câu chuyện cực kỳ thú vị nhưng rất tốn thời gian. Nếu bạn có dư dả thời gian, và muốn tìm hiểu đến bản chất của sự việc, chúng tôi khuyên bạn đọc tất cả các bài viết sau đây:

Một vài ví dụ về sự sáng tạo tuyệt vời và kì diệu của Đấng Tạo Hoá

Điều kì diệu bên trong mỗi quả trứng gà

Trứng gà đã thụ tinh quả thật là một sự sáng tạo kỳ diệu. Ngay cả trước khi nghĩ đến việc một con gà sẽ lớn lên từ trong một quả trứng như thế nào, cũng rất thú vị khi suy nghĩ về việc làm thế nào con gà mái đã thành công trong việc bọc một lớp vỏ quanh khối trứng lỏng, trơn đã thụ tinh. Ngay cả trên một nông trại lớn, việc đẻ một quả trứng mà không có vỏ (trứng non - ND) cũng là một chuyện hiếm hoi. Bạn có bao giờ thử bỏ một cái trứng trở vào vỏ của nó khi nó bị vỡ ra không? Cái vỏ trứng thôi cũng đã được đặc biệt hóa cao độ.

Làm thế nào một con gà mái biết rằng nó cần phải tạo nên một vỏ quả trứng có hàng ngàn lỗ nhỏ để con nó thở, và làm thế nào nó “sản xuất” ra được lớp vỏ đó?

Mỗi vỏ trứng có khoảng 10.000 lỗ nhỏ xíu. Làm thế nào con gà đó có thể tạo nên một lớp vỏ bọc quanh khối trứng lỏng mềm nhũn và lộn xộn và tạo nên một lớp vỏ ở trạng thái rỗ (porosity - xốp, có nhiều lỗ nhỏ li ti)? Đặt quả trứng vào trong nước ấm, và chẳng bao lâu sau, bạn sẽ thấy những bọt khí nhỏ xíu nổi lên. Những bọt khí bên trong này thoát ra qua những lỗ nhỏ xíu trên vỏ quả trứng. Một con gà con đang phát triển cần những cái lỗ này để thở. Tiến hóa đòi hỏi phải có nhu cầu trước khi tổ chức sống bắt đầu tiến hóa và thay đổi. Làm thế nào một con gà mái biết rằng nó cần phải tạo nên một vỏ quả trứng có những lỗ nhỏ, và làm thế nào nó “sản xuất” ra được lớp vỏ đó? Con gà con thì không biết rằng nó cần phải có những lỗ nhỏ đó để thở cho đến khi nó chết vì thiếu không khí. Và những con gà đã chết chẳng tiến hóa gì hết.

 

Trong những ngày đầu tiên sau khi quả trứng được đẻ, các mạch máu bắt đầu phát triển bên ngoài con gà con đang lớn. Hai trong số những mạch máu đó bám vào lớp màng dưới vỏ trứng và hai mạch máu gắn vào lòng đỏ. Vào ngày thứ năm, trái tim nhỏ xíu bắt đầu bơm máu qua các mạch máu. Điều gì khiến những mạch máu này phát triển bên ngoài con gà con, và làm thế nào chúng biết phải nối vào đâu, và nối thế nào? Con gà con được nuôi sống từ dưỡng chất trong lòng đỏ qua các mạch máu nơi lòng đỏ và thở qua những mạch máu nối một đầu nơi lớp màng. Nếu bất cứ cái nào trong số những mạch máu này không phát triển bên ngoài con gà hay không gắn vào đúng chỗ, con gà sẽ chết.Con gà con thải ra CO2 và hơi nước khi nó trao đổi chất với lòng đỏ. Nếu nó không tống khứ CO2 và hơi nước đi, nó sẽ chết vì ngộ độc khí hoặc ngộp trong nước thải của chính mình. Những thứ cặn bã này được “thu lượm” bởi các mạch máu và thải ra ngoài qua những lỗ nhỏ trên vỏ trứng.

Làm thế nào một con gà mái biết rằng nó cần phải dự trữ một túi khí ở đầu quả trứng cho gà con thở vào ngày thứ 19? Làm cách nào mà con gà con lại biết mình cần "mọc ra" một cái răng trứng để đục thủng túi khí này?

Đến ngày thứ 19, lượng ôxy thẩm thấu qua lớp vỏ đã không còn đủ cung cấp cho nhu cầu của con gà con nữa, vì nó đã quá lớn. Nó phải làm điều gì đó hoặc là chết đi. Làm thế nào nó biết được kế đó mình phải làm gì? Lúc này, một cái răng nhỏ gọi là “răng trứng” (egg-tooth) đã phát triển bên trên cái mỏ của nó. Nó dùng cái răng nhỏ xíu này khoét một lỗ nhỏ vào túi khí ở đầu lớn của quả trứng. Khi bạn lột một quả trứng đã luộc chín ra, bạn chú ý sẽ thấy lớp màng mỏng dưới cái vỏ ở đầu lớn của quả trứng. Ở đầu này, cứ như là con gà mái đã không lấp đầy hết vỏ quả trứng, là một túi khí. Túi khí chỉ cung cấp đủ khí cho con gà trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Thay vì nghỉ ngơi và thở cho sâu vào, vì đã có nguồn cung cấp khí dồi dào này rồi, con gà con vẫn tiếp tục khoét, cho đến khi nó đục được một lỗ hổng xuyên qua vỏ trứng để tiếp cận nguồn không khí dư dật bên ngoài. Vào ngày thứ 21, con gà con phá vỡ vỏ trứng, và chui ra ngoài.

Mỗi bước phát triển của con gà con đều được "lập trình" trước một cách chính xác và khoa học bởi Đấng Tạo Hoá. Không thể nào có cái gọi là "ngẫu nhiên". 

Nếu một bước nào đó trong quá trình phát triển của con gà con bị bỏ lỡ hoặc không theo trật tự, con gà chết ngay. Mỗi bước trong quá trình phát triển của một con gà con bình thường cũng đủ đánh bại logic tiến hóa. Quá trình đó phải được chính Đấng Tạo Hóa thiết lập. Từ chỗ không có gì cộng với thời gian, cộng với sự ngẫu nhiên không phải là một lời giải thích thích hợp cho sự phức tạp đến ly kỳ của sự sống khi chúng ta nghiên cứu và quan sát nó. Vĩ đại thay danh Chúa, Đấng Tạo Hóa của tất cả chúng ta!

Trứng gà

Chúng ta hãy xem xét một trong số những tạo vật kỳ diệu khác trong sự sáng tạo của Đức Chúa Trời - con hươu cao cổ. Con hươu cao cổ được tạo dựng là một động vật hoàn hảo, và độc nhất. Một con hươu cao cổ trưởng thành có thể cao đến 18 bộ (6 m). Để có thể bơm máu qua cái cần cổ dài lên đến tận đầu, con hươu cao cổ cần một cái bơm mạnh mẽ. Quả tim của nó dài khoảng 2,5 bộ (7,5 dm). Nó mạnh đến nỗi khi con vật cúi xuống để uống nước, áp lực máu có thể làm nổ tung mạch máu não.Thuyết tiến hóa nói rằng một cái gì đó sẽ không tiến hóa cho đến khi nó thấy cần thiết. Nhưng con hươu cao cổ sẽ không biết rằng nó cần phải bảo vệ bộ não khỏi nguy cơ bị hủy hoại bởi áp lực máu cực mạnh cho đến khi nó chết đi vì xuất huyết não lúc đang uống nước. Làm thế nào nó có thể “tiến hóa” để có một cơ cấu bảo vệ, sau khi biết rằng nó cần có bộ phận đó, nếu như nó không còn sống để làm chuyện đó?

 

Con hươu cao cổ có một bộ phận bảo vệ được chính Đấng Tạo Hóa chúng ta tạo nên. Khi con hươu cao cổ cúi đầu xuống để uống nước, các van trong mạch máu ở cần cổ nó bắt đầu đóng lại. Máu trước cái van cuối cùng vẫn tiếp tục chảy về não. Nhưng thay vì với một tốc độ và áp lực cao làm hỏng hoặc giết chết não, cú bơm máu cuối cùng đó thay đổi hướng đi vào não qua một nhóm các mạch máu tương tự như bọt biển. Bộ não được an toàn và sức bơm mạnh mẽ của loạt máu đầy ôxy nhẹ nhàng làm phồng đám “bọt biển” bên dưới nó.

Tuy nhiên, cũng từ bộ phận bảo vệ này, một vấn đề khác phát sinh. Một con sư tử lẻn đến và chuẩn bị tóm gọn con mồi của nó. Con hươu cao cổ nhanh chóng ngẩng cao đầu lên và, không có cái gì để bù lại cho việc thiếu áp lực máu để đưa lên não, ngã ra chết. Nó ngẩng đầu lên nhanh quá, nên áp lực máu vốn đã quá yếu không thể chảy lên não được. Con sư tử ăn bữa thịt nóng còn con hươu cao cổ thì đã chết nên không thể nhận ra rằng nó cần phải tiến hóa để có một bộ phận bảo vệ tốt hơn nhằm cung cấp đủ máu cho bộ não đang thiếu ôxy của nó! Chúng ta thảy đều biết rằng động vật đã chết thì không thể tiến hóa, ngay cả việc tiến hóa đòi hỏi những sinh vật của nó phải nhận thấy rằng chúng cần có sự cải thiện trước khi sự cải thiện đó bắt đầu tiến hóa (để hình thành - ND).

 

Nhưng con hươu cao cổ vẫn sống! Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng nên nó theo cách mà khi nó vừa ngẩng đầu lên, các van trong mạch máu bắt đầu mở ra. Đám “bọt biển” (sponge) ép máu đầy ôxy nó chứa lên não, các tĩnh mạch chạy xuống cổ có một số van đóng lại để giúp cân bằng áp lực máu, con hươu cao cổ có thể nhanh chóng đứng thẳng lên và bắt đầu chạy mà không phải chết, thành bữa trưa cho con sư tử. Đức Chúa Trời đã tạo dựng con hươu cao cổ như vậy, với tất cả những bộ phận hoàn hảo và sẵn sàng hoạt động trong mọi tình huống khẩn cấp. Không có cách nào con hươu cao cổ có thể tiến hóa những đặc điểm đặc biệt của nó. Các bộ phận chức năng của con hươu cao cổ đòi hỏi phải được tạo dựng nên bởi chính Đấng Tạo Hóa. Tại sao Đức Chúa Trời lại không là Đấng Tạo Hóa của mọi vật?Con hươu cao cổ chính là bằng chứng cho sự thực hữu của Đấng Tạo Hóa!

Bộ não hươu cao cổ được bảo vệ một cách đặc biệt thông minh
Có các "van" điều chỉnh áp suất cực kỳ hoàn hảo bảo vệ não

Hươu cao cổ: sự sáng tạo tuyệt vời của Đấng Tạo Hoá

Chim gõ kiến: một tạo vật kì diệu của Đức Chúa Trời

Một cái mỏ cứng như sắt với hệ thống "giảm xóc" đặc biệt để không gây đau đầu khi nó mổ liên tục vào thân cây

Cái mỏ của con chim gõ kiến không giống với cái mỏ của những loài chim khác. Nó đã được thiết kế để gõ thủng những thân cây cứng cáp nhất. Nếu con chim gõ kiến tiến hóa, làm thế nào nó phát triển cái mỏ dày và chắc này? Chúng ta hãy giả sử một con chim nào đó nghĩ rằng phải có tất cả những loài côn trùng (critters) nhỏ bé bên dưới vỏ cây để làm thức ăn cho nó. Con chim này quyết định khoét một lỗ xuyên qua vỏ cây và vào cả thân cây cứng. Ngay cú gõ đầu tiên, con chim này đã gặp phải vấn đề với phương cách của mình. Cái mỏ của nó bị vỡ ra khi nó gõ mãi vào thân cây, lông đuôi nó rụng ra, và nó bị chứng đau nửa đầu rất nặng.

 

Với một cái mỏ đã bị vỡ, một con chim bé nhỏ không thể ăn và thế là nó chết. Thế là bây giờ con chim bắt đầu nghĩ, “Ta phải tiến hóa để có một cái mỏ dày hơn và lông đuôi chắc hơn và một cái gì đó giúp ta tránh được cơn đau đầu.” Dĩ nhiên là không. Những con vật đã chết chẳng thể tiến hóa được. Nhưng con chim gõ kiến không chỉ có một cái mỏ “cứng như thép,” mà nó cũng có một cái sụn giữa phần đầu và phần mỏ để hấp thu những chấn động từ việc gõ mỏ liên tục vào thân cây. Những con chim gõ kiến trở về tổ, và đầu chẳng đau nhức gì hết.

Bàn chân cấu tạo dạng 2+2 kết hợp với lông đuôi thành "kiềng ba chân" để có thể đi dọc thân cây dễ dàng

Để giúp tiêu hao các chấn động từ việc gõ mỏ liên tục, con chim gõ kiến có những cái lông đuôi đàn hồi độc nhất vô nhị. Nó dùng những cọng lông đuôi của mình và đôi bàn chân mà hình thành một cái “kiềng ba chân” (tripod effect) khi nó đeo trên cây. Ngay cả chân nó cũng đã được tạo dựng cách đặc biệt để giúp nó đi lên, đi xuống, đi qua, đi lại và quay vòng các thân cây cách dễ dàng. Bàn chân của con chim gõ kiến có hai ngón ở phía trước và hai ngón ở phía sau. Hầu hết các loài chim khác có ba ngón phía trước và một ngón phía sau.

 

“Kiểu bàn chân”hai cộng hai” (2-plus-2) ngón này cùng với những cọng lông đuôi cứng nhưng co giãn được (đàn hồi - elastic) cho phép một con chim gõ kiến bám chặt vào thân cây và làm cân bằng chính mình trên một bề mặt thẳng đứng. Khi con chim gõ kiến đu trên cây để đục một cái lỗ, lông đuôi của nó uốn cong và xòe rộng ra, chống đỡ vào thân cây xù xì. Theo cách này, chân và lông của nó làm thành một cái kiềng ba chân hiệu quả để giữ thăng bằng trong khi gõ liên tục vào thân cây” (The Natural Limits to Biological Change, Lane P. Lester và Raymond G. Bohlin, 1984, trang 24).

Cái lưỡi dài hơn rất nhiều lần so với mỏ, có chất keo dính để bắt sâu trong thân cây

Giả sử bằng một cách nào đó, có một con chim biết rằng có thức ăn bên dưới vỏ cây, nó phát triển một cái mỏ khỏe, cứng, một khối sụn giảm sốc giữa phần đầu và phần mỏ, phát triển khả năng di chuyển đầu của nó nhanh hơn bạn búng ngón tay của mình, phát triển bàn chân “hai cộng hai” ngón và những cọng lông đuôi cứng nhưng đàn hồi được. Con chim này vẫn còn gặp phải một vấn đề lớn. Nó sẽ chết đói. Làm thế nào nó kéo được con mồi của mình ra khỏi những đường đi bé xíu của loài côn trùng trong thân cây? Bạn có bao giờ thử kéo một ấu trùng của một loài côn trùng nào đấy ra khỏi chỗ ở của nó xem? Nó bám chặt lắm!

 

Đức Chúa Trời đã chăm sóc con chim gõ kiến cách diệu kỳ bằng cách tạo cho nó một cái lưỡi dài hơn cái lưỡi của những con chim bình thường đến vài lần. Lester và Bohlin nói:“...Cái lưỡi của một con chim gõ kiến tự nó đã là một loại đặc biệt. Khi đục vào thân cây, con chim gõ kiến thỉnh thoảng bắt gặp những đường đi của các loài côn trùng. Lưỡi của nó vừa dài lại vừa nhỏ và nó dùng để dò tìm côn trùng trong những “đường hầm” này. Phần đầu lưỡi trông giống như đầu của một cái chĩa mũi nhọn với một số gai (barbs) hay lông (hairs) hướng về phía sau. Những cái này giữ chặt con côn trùng khi cái lưỡi mang nó vào trong miệng. Một chất dính giống như keo bao phủ cái lưỡi cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình này” (như trên, trang 24).Thật là một tạo vật kỳ thú! Con chim gõ kiến không chỉ có những cái gai nhỏ ở đầu lưỡi, nó cũng có một “nhà máy sản xuất keo mi ni.” Và chất keo dính đảm bảo cho những con côn trùng khỏi tuột mất, nhưng không hề dính vào cái mỏ của con chim gõ kiến. Sự sáng tạo của Đức Chúa Trời quả là tuyệt vời phải không!

Với một số loài gõ kiến thì lưỡi của chúng không ra từ miệng mà đi vòng qua sau hộp sọ rồi ra ở hốc mũi. Nếu gọi là "tiến hóa" thì con chim gõ kiến sẽ sống ra sao khi lưỡi đang trong quá trình đi vòng qua hộp sọ?

Nhưng chưa hết đâu. Hầu hết các loài chim đều có một cái lưỡi và cái mỏ cùng chiều dài với nhau. Lưỡi của con chim gõ kiến đã làm cho các nhà tiến hóa phải đau đầu. Nó có thể dài hơn rất nhiều, tính từ đầu ngoài cùng của cái mỏ, khi nó “le” ra để tìm các ấu trùng trong các “đường hầm” làm thức ăn. Thế giới động vật không có một loài nào có cái lưỡi dài tương tự như của con chim gõ kiến. Cái lưỡi của một số loài chim gõ kiến không xuất phát từ cổ họng, ra miệng như những loài khác. Loài chim gõ kiến xanh Châu Âu (European Green woodpecker) có cái lưỡi ở tuốt bên dưới cổ họng, đi lên đằng sau cổ “...vòng qua hộp sọ, ở dưới da đầu, và ra ngoài ở một điểm giữa hai mắt, thường ngay dưới hốc mắt...” Ở một số loài gõ kiến, cái lưỡi đi ra khỏi hộp sọ giữa hai con mắt và đi vào cái mỏ thông qua một trong số những lỗ mũi của nó! Điều này tiến hóa thế nào đây? Và con chim gõ kiến tiến hóa từ tổ tiên nào để có thể thừa hưởng một cái mỏ, những bàn chân, những cọng lông đuôi, khối sụn hấp thu chấn động, hộp sọ dày và một cái lưỡi độc nhất vô nhị đó?

Con chim gõ kiến cho thấy sự vinh hiển của Đấng Tạo Hóa, cũng chính là Đấng Tạo Hóa chúng ta. Tại sao những nhà tiến hóa nghiên cứu một tạo vật kỳ diệu của Thượng Đế, chẳng hạn con chim gõ kiến, rồi vẫn từ chối tin nơi Ngài, Đấng Tạo Hóa? Chỉ một câu trả lời có ý nghĩa: Sự kiêu ngạo! Kiêu ngạo! Và kiêu ngạo! Một người theo chủ nghĩa nhân văn nghĩ rằng: “Thật hợp lý lắm! Tôi là chủ định mệnh tôi, tôi là thủ lĩnh linh hồn mình...” Sự kiêu ngạo mù quáng này không xứng đáng để Đức Chúa Trời đoái thương, lại còn đề cao con người là chủ tể của tất cả mọi sự. Đã đến lúc chúng ta phải hạ mình xuống và quỳ trước Đấng Tạo Hóa công bình duy nhất!

Hươu cao cổ
Chim gõ kiến
Vì Đức Chúa Trời đã ban cho nó bàn chân với hơn 500 triệu cái giác hút trên mỗi ngón chân, làm cho nó có thể "hút" chặt vào tường

Con thạch sùng có thể chạy qua trần nhà của bạn trong tư thế chổng đầu xuống đất, bốn chân lên trời mà vẫn không bị rơi. Làm thế nào nó làm được điều này?Cho tới vài năm trước, các khoa học gia vẫn chưa biết, dầu họ đã đề ra vài giả thuyết đối lập nhau. Xem xét gan bàn chân con thạch sùng dưới kính hiển vi quang học với độ phóng to 2000 lần đã cho thấy hàng ngàn những sợi nhỏ (little fibres) được xếp giống như những chùm lông cứng trên một bàn chải đánh răng. Nhưng câu hỏi vẫn chưa được giải đáp. Câu trả lời cuối cùng cũng xuất hiện khi quan sát nó dưới kính hiển vi điện tử, vốn có thể phóng đại tới 35.000 lần và hơn nữa. Con thạch sùng có dưới gan bàn chân mình hàng triệu sợi nhỏ, ngoài đầu có những giác hút (suction cups) nhỏ, mỗi cái có đường kính khoảng 8 phần triệu (8/1.000.000) inch. Kết hợp với điều này, chân con thạch sùng được tạo nên thế nào đó mà các đầu ngón chân uốn cong hay cuộn về phía trên để nó có thể tách dần dần những giác hút ra khỏi mặt phẳng mỗi bước đi và giúp cho nó không bị dính quá chặt trên bề mặt. Người ta ước chừng con thạch sùng có khoảng 500 triệu giác hút như thế trên những ngón chân.Cấu trúc nhỏ bé khác thường của gan bàn chân con thạch sùng đã minh chứng rõ ràng cho sự sáng tạo thông minh và có mục đích.

Tại sao con thạch sùng bò lộn ngược được trên tường?

Con người đang ứng dụng công nghệ giác hút đó để chế tạo những vật dụng gắn lên kính như: giá treo điện thoại, móc quần áo...

Không thể có những lý giải xa xôi, hợp lý về nguồn gốc của những giác hút dưới chân con thạch sùng bằng sự tình cờ và sự chọn lọc tự nhiên như các nhà tiến hóa đã đề ra. Và cho dù có một khoa học gia nào đó, với một trí tưởng tượng thông minh, đã thành công trong việc lập ra những ý tưởng đó, thì anh ta cũng chẳng có lấy một mẫu hóa thạch nhỏ nào để minh chứng rằng quá trình quyết định của tiến hóa đã thực sự diễn ra trong quá khứ.Với con mắt tầm thường, bạn không thể trông thấy những cái giác hút dưới chân con thạch sùng. Nhưng mỗi đỉnh hình quân hàm chữ V (chevron-shaped ridge) trên gan bàn chân đáng ngạc nhiên của con thạch sùng là sự sắp xếp của hàng triệu sợi dây nhỏ có những cái giác hút ở đằng đầu. Điều này cho phép nó có thể chạy, bước ngang qua trần nhà bạn, hay chạy trên tường trong tư thế lộn ngược.”Với một bằng chứng đáng kinh ngạc như thế về một Đấng Sáng Tạo, làm thế nào mà người ta có thể nghi ngờ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời?

Thạch sùng

Sự sáng tạo trời và đất

14 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thì tiết, ngày và năm; 15 lại dùng làm vì sáng trong khoảng không trên trời để soi xuống đất; thì có như vậy.

16 Đức Chúa Trời làm nên hai vì sáng lớn; vì lớn hơn để cai trị ban ngày, vì nhỏ hơn để cai trị ban đêm; Ngài cũng làm các ngôi sao. 17 Đức Chúa Trời đặt các vì đó trong khoảng không trên trời, đặng soi sáng đất, 18 đặng cai trị ban ngày và ban đêm, đặng phân ra sự sáng với sự tối. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.

Sự sáng tạo

Sự sáng tạo các loài cây cỏ

11 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất; thì có như vậy. 12 Đất sanh cây cỏ: cỏ kết hột tùy theo loại, cây kết quả có hột trong mình, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 13 Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ ba. 

Sự sáng tạo các loài cá dưới nước

20 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời. 21 Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loại, và các loài chim hay bay, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.

 22 Đức Chúa Trời ban phước cho các loài đó mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy dưới biển; còn các loài chim hãy sanh sản trên đất cho nhiều. 23 Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ năm.

Sự sáng tạo các loài chim trên trời

20 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời. 21 Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loại, và các loài chim hay bay, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.

 22 Đức Chúa Trời ban phước cho các loài đó mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy dưới biển; còn các loài chim hãy sanh sản trên đất cho nhiều. 23 Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ năm.

Tìm hiểu về sự sáng tạo kì diệu của Đức Chúa Trời qua quyển sách: Tiến Hóa hay Tạo Hóa.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ nhỏ về sự kì diệu của những tạo vật do Đức Chúa Trời sáng tạo ra. Nếu bạn mở rộng tấm lòng và thực lòng muốn tìm hiểu về một Đức Chúa Trời duy nhất và có thật, mời bạn đọc cuốn sách dưới đây. 

Chúng tôi cũng đã từng là những con người vô thần, tin vào những gì được dạy ở trường phổ thông: Không có Chúa, con người sinh ra từ con khỉ. Nhưng chân lý thì luôn luôn là chân lý, cho dù người ta có hiểu hay chấp nhận nó hay không. Giống như trái đất hình cầu là chân lý, nhưng loài người chỉ chấp nhận điều đó trong một vài trăm năm trở lại đây. Nguyện xin Chúa mở mắt cho bạn để nhận biết Ngài.

Hội Thánh Lời Sự Sống Việt Nam

Địa chỉ: FB50 – khu đô thị Thiên Đường Bảo Sơn – xã An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội

  • Facebook Social Icon
  • YouTube Social  Icon
bottom of page